𝘕𝘰̛𝘪 𝘺́ 𝘵𝘶̛𝘰̛̉𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘩𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̛̣𝘤

Bí Quyết Phối Màu Trong Bếp Ấn Tượng

Tác giả:
Trang Do
-
24 Tháng Bảy, 2024
Tóm tắt nội dung

Phòng bếp không chỉ là nơi chế biến thực phẩm mà còn là trái tim của ngôi nhà. Nơi gia đình quây quần và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ. Việc phối màu trong bếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian hài hòa. Mang đến cảm giác ấm cúng và thể hiện “gu” thẩm mỹ của gia chủ. Trong bài viết này, Gác Mái sẽ cung cấp các bí quyết phối màu hiệu quả. Giúp bạn tự tin biến căn bếp của mình trở thành điểm nhấn nổi bật.

Màu sắc là yếu tố quan trọng trong không gian phòng bếp
Màu sắc là yếu tố quan trọng trong không gian phòng bếp

Nguyên tắc phối màu trong bếp

Nguyên tắc 60-30-10

60-30-10 là công thức phối màu phổ biến, được áp dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Theo đó, 60% không gian bếp sẽ sử dụng màu chủ đạo (thường là màu trung tính). 30% cho màu thứ cấp (có thể là màu sắc nổi bật hơn). Cuối cùng là 10% cho màu nhấn. Cách phối màu này giúp tạo nên sự cân đối và không gây cảm giác quá tải cho thị giác.

Tương phản và hài hòa

Tính tương phản và hài hòa trong việc chọn màu sắc giúp không gian bếp trở nên sống động và thu hút hơn. Ví dụ, sự kết hợp giữa màu trắng và đen mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng. Trong khi đó, các tông màu pastel nhẹ nhàng lại tạo cảm giác thư giãn và dễ chịu.

2 màu tương phản đen và trắng kết hợp độc đáo

Tạo điểm nhấn

Bạn có thể sử dụng màu sắc mạnh ở các khu vực nhỏ như đảo bếp, tủ kệ, hoặc phụ kiện trang trí. Để tạo điểm nhấn cho không gian bếp. Điểm nhấn màu sắc này có tác dụng làm nổi bật không gian. Hơn thế còn phản ánh phong cách và cá tính của gia chủ. Đó có thể là các chi tiết như gạch ốp tường, đèn trang trí, hoặc các phụ kiện bếp. Sử dụng màu sắc tươi sáng hoặc đậm. Để tạo sự chú ý và thêm phần thú vị cho không gian.

Không gian bếp có điểm nhấn màu sắc ấn tượng

Xu hướng màu sắc trong thiết kế bếp

Màu trắng cổ điển

Màu trắng luôn là lựa chọn phổ biến trong thiết kế bếp. Giúp tạo cảm giác sạch sẽ, rộng rãi và sáng sủa. Có thể kết hợp với các vật liệu như đá cẩm thạch, thép không gỉ, và gỗ tự nhiên, màu trắng. Mang đến vẻ đẹp thanh lịch và hiện đại. Màu trắng dễ dàng kết hợp với các vật liệu khác như đá cẩm thạch trắng cho mặt bàn bếp. Điều này tôn nên vẻ đẹp đồng nhất và sang trọng.

Màu trắng chủ đạo tạo cảm giác sáng sủa, gọn gàng

Tone màu trung tính

Tone màu trung tính như nâu, be, và xám mang lại cảm giác ấm áp và gần gũi cho phòng bếp. Dễ dàng kết hợp với các chất liệu tự nhiên. Như gỗ và đá, tạo nên không gian bếp thân thiện và mộc mạc. Hô biến không gian bếp ấm cúng và gần gũi.

Cảm giác nhẹ nhàng mà thanh lịch

Màu xanh lam và xanh lá

Màu xanh lam và xanh lá đang trở thành xu hướng mới trong thiết kế bếp nhờ vào khả năng tạo cảm giác tươi mới và bình yên. Sự kết hợp giữa các tông xanh với màu trắng hoặc xám giúp cân bằng và tạo nên sự tinh tế cho không gian. Sử dụng màu xanh lam cho tủ bếp và màu xanh lá cho các phụ kiện hoặc trang trí tường. Sự kết hợp này không chỉ tạo cảm giác tươi mới mà còn làm nổi bật không gian bếp.

Vẻ đẹp của sự tươi mới, vô cùng bắt mắt

Phối màu theo phong cách thiết kế

Phong cách hiện đại

Trong phong cách hiện đại, sự đơn giản và tinh tế là yếu tố chủ đạo. Bạn có thể chọn các màu sắc trung tính như trắng, xám, và đen, kết hợp với các điểm nhấn kim loại sáng bóng như inox hoặc đồng để tạo nên không gian bếp hiện đại và sang trọng. Sử dụng các chi tiết kim loại sáng bóng cho tay nắm tủ, đèn chiếu sáng, và phụ kiện bếp. Điều này không chỉ tạo sự nổi bật mà còn tăng cường vẻ đẹp hiện đại.

Phòng bếp phong cách hiện đại lịch sự và cuốn hút

Phong cách cổ điển/tân

Phong cách cổ điển thường sử dụng các màu sắc đậm như đỏ, xanh đậm, và vàng, kết hợp với các chất liệu gỗ sẫm màu và các chi tiết trang trí tinh xảo. Cách phối màu này mang đến vẻ đẹp quý phái và ấm cúng cho phòng bếp.

Không gian bếp ấm cúng và sang trọng

Phong cách Bắc Âu

Phong cách Bắc Âu (Scandinavian) tập trung vào sự giản dị và chức năng. Với các màu sắc nhẹ nhàng như trắng, xám nhạt, và xanh dương nhạt. Kết hợp với nội thất gỗ và ánh sáng tự nhiên. Phong cách này tạo nên không gian bếp thoáng đãng và thư giãn. Sử dụng gỗ tự nhiên cho tủ bếp, bàn ăn, và sàn nhà để tăng cường vẻ đẹp tự nhiên. Từ đó, phát huy hiệu quả trong việc tạo cảm giác ấm cúng.

Phòng bếp với phong cách phối màu đơn giản

Những lưu ý khi phối màu trong bếp

Cân nhắc ánh sáng

Ánh sáng có thể làm thay đổi cách màu sắc hiển thị trong không gian. Nên sử dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng nhân tạo. Để đảm bảo màu sắc trong bếp được thể hiện chuẩn và đẹp mắt. Đồng thời, bạn cũng nên chọn đèn có màu sắc ấm để tạo cảm giác ấm cúng.

Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên cho không gian bếp thân thiện

Đảm bảo tính nhất quán

Để tạo nên không gian hài hòa, bạn nên đảm bảo tính nhất quán trong việc chọn màu sắc cho các phần khác nhau của bếp như tủ, bàn, và phụ kiện. Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc đối lập, có thể gây ra cảm giác hỗn loạn và khó chịu. Lựa chọn màu sắc và chất liệu đồng bộ cho các khu vực trong bếp để tạo nên sự liên kết và hài hòa.

Bếp liền phòng khách
Sự đồng điệu và yếu tố rất cần thiết trong thiết kế phòng bếp

Chọn chất liệu phù hợp

Chất liệu của các bề mặt trong bếp cũng ảnh hưởng đến cách màu sắc hiển thị. Ví dụ, bề mặt bóng sẽ phản chiếu ánh sáng nhiều hơn. Làm cho màu sắc trở nên sáng và rực rỡ hơn. Trong khi bề mặt mờ lại tạo cảm giác dịu nhẹ và sang trọng. Sử dụng các bề mặt bóng cho tủ bếp và mặt bàn để tạo hiệu ứng sáng bóng và làm nổi bật màu sắc. Ngoài ra, các vật liệu như gạch men bóng, đá cẩm thạch, hoặc acrylic thường tạo hiệu ứng ánh sáng tốt.

Chất liệu có ảnh hưởng rất nhiều đến ánh sáng phòng bếp

Mẹo phối màu và chất liệu cho bếp nhỏ

Tạo cảm giác rộng rãi

Đối với các phòng bếp nhỏ, việc phối màu sáng và chất liệu nhẹ có thể giúp không gian trở nên rộng rãi hơn. Màu trắng hoặc các tông màu pastel như ghi sáng, xanh nhạt, hồng nhạt, hay be là lựa chọn lý tưởng.

“Ăn gian” diện tích bằng cách phối màu

Tạo điểm nhấn thông minh

Dù không gian nhỏ, bạn vẫn có thể tạo điểm nhấn bằng cách sử dụng màu sắc đậm. Hoặc các họa tiết nổi bật ở những khu vực cụ thể. Ví dụ, bạn có thể chọn một bức tường gạch hoặc backsplash màu sắc tươi sáng hoặc họa tiết thú vị. Mục đích để làm nổi bật không gian mà không làm cho nó trở nên chật chội.

Phòng bếp “ghi điểm” với cách phối màu thông minh

Lưu ý khi phối màu trong bếp 

Các thông tin mà Gác Mái cung cấp về phối màu trong bếp dựa trên các nguyên tắc thiết kế nội thất phổ biến. Đồng thời, được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thiết kế nội thất, có nhiều quan điểm và phong cách khác nhau. Và tất nhiên, sự sáng tạo đóng vai trò quan trọng. Tùy vào sở thích và cá tính của gia chủ, có thể thoải mái sáng tạo màu sắc. Miễn là vẫn đảm bảo sự hài hòa. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến yếu tố phong thủy phòng bếp. Để giúp cân bằng năng lượng cho không gian bếp. 

Sự sáng tạo trong thiết kế đóng vai trò quan trọng

Cuối cùng, phối màu trong bếp là một phần quan trọng trong việc tạo ra một không gian đẹp mắt. Đáp ứng tính thẩm mỹ và cảm giác thoải mái. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc phối màu, chọn lựa chất liệu phù hợp, và cân nhắc xu hướng thiết kế hiện tại, bạn có thể biến phòng bếp thành một không gian ấn tượng và hài hòa. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những gợi ý hữu ích để thực hiện ý tưởng phối màu cho căn bếp của mình. Hãy thử nghiệm và sáng tạo để biến phòng bếp trở thành nơi lý tưởng trong ngôi nhà của bạn.

Tham khảo thêm quy tắc phối màu trong bếp: Tại đây

Đánh giá : 4.8/ 5 (828 bình chọn)
star
star
star
star
star

Liên Hệ Tư Vấn

Trống họ và tên.
Trống số điện thoại.
Email không được trống.
Email không đúng định dạng.
Trống nội dung liên hệ.