𝘕𝘰̛𝘪 𝘺́ 𝘵𝘶̛𝘰̛̉𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘩𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̛̣𝘤

Bố Trí Công Năng Phòng Bếp Giải Pháp Tiện Lợi Cho Mọi Gia Đình

Tác giả:
Nam Nguyen
-
25 Tháng Bảy, 2024
Tóm tắt nội dung

Việc bố trí công năng phòng bếp hợp lý không chỉ mang lại sự tiện lợi trong quá trình sử dụng mà còn tạo nên không gian ấm cúng và hài hòa. Từ việc sắp xếp các khu vực nấu nướng, rửa chén, đến lưu trữ đồ dùng bếp, tất cả đều cần được tính toán kỹ lưỡng để tối ưu hóa diện tích và đảm bảo sự thuận tiện. Hãy cùng khám phá những giải pháp bố trí công năng phòng bếp hiệu quả, mang lại sự tiện nghi và thoải mái cho mọi gia đình.

Tầm quan trọng của việc bố trí công năng phòng bếp

Phòng bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là trái tim của ngôi nhà, nơi cả gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc. Một phòng bếp được bố trí công năng hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa không gian, tạo sự tiện nghi và thoải mái cho mọi thành viên trong gia đình.

Không gian bếp bố trí công năng phù hợp
Không gian bếp bố trí công năng phù hợp

Nguyên tắc cơ bản trong bố trí công năng phòng bếp

Công năng của phòng bếp

Trước khi đi vào các nguyên tắc bố trí công năng phòng bếp bạn cần tìm hiểu rõ khu vực phòng bếp được chia thành như thế nào. Phòng bếp được chia thành các khu vực chức năng rõ ràng như khu nấu nướng, khu chuẩn bị và chế biến thực phẩm, khu chậu rửa. Sự phân chia này giúp công việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt sự lộn xộn và tối ưu hóa không gian.

Công năng của phòng bếp
Công năng của phòng bếp

Nguyên tắc tam giác

Nguyên tắc tam giác, hay còn gọi là “tam giác làm việc,” là một khái niệm cơ bản trong thiết kế phòng bếp nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc. Theo nguyên tắc này, ba khu vực chính trong bếp bao gồm  bếp nấu, tủ lạnh và chậu rửa – nên được sắp xếp theo hình tam giác. Khoảng cách giữa các điểm này không nên quá gần hoặc quá xa, thường trong khoảng từ 1,2 đến 2,7 mét. Việc bố trí theo nguyên tắc tam giác giúp giảm bớt di chuyển không cần thiết, tăng cường sự tiện lợi và hiệu quả trong quá trình nấu nướng.

Bếp Nấu: Vị trí trung tâm của tam giác, nơi nấu nướng chính.

Tủ Lạnh: Điểm thứ hai của tam giác, nơi lưu trữ thực phẩm.

Chậu Rửa: Điểm cuối của tam giác, nơi rửa thực phẩm và dọn dẹp.

Nguyên tắc tam giác trong phòng bếp
Nguyên tắc tam giác trong phòng bếp

Tam giác làm việc của từng loại bếp

Ngày nay thiết kế nội thất phòng bếp phổ biến với 5 loại hình bếp từ bếp chữ I, bếp chữ L, bếp chữ U, bếp chữ G và bếp song song. Dù là loại hình nào thì nguyên tắc tam giác bếp vẫn được áp dụng để tối ưu hóa công năng và rút ngắn khoảng cách giúp việc làm bếp trở nên thuận tiện nhất.

Tam giác làm việc của từng kiểu bếp
Tam giác làm việc của từng kiểu bếp

Phân khu chức năng trong phòng bếp

Khu vực lưu trữ thực phẩm

Đây là khu vực đầu tiên của tủ bếp, dùng để đựng thực phẩm. Thực phẩm được chia làm hai loại và lưu trữ ở 2 khu vực:

Đồ tươi sống, đông lạnh,… được bảo quản trong tủ lạnh

Thực phẩm khô như: gạo, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng gói, gia vị,… sẽ được bảo quản trong ngăn dưới.

Khu vực này cần đảm bảo luôn thông thoáng, khô ráo để bảo quản thực phẩm. Tủ lạnh có thể được đặt cạnh tủ khô hoặc lắp vào khoảng trống của tủ bếp được thiết kế theo đúng kích thước của nó. Khi sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh, tủ khô bạn nên chú ý sắp xếp sao cho gọn gàng, ngăn nắp và phân loại thực phẩm rõ ràng. Thực phẩm cũ nên đặt bên ngoài, thực phẩm mới nên đặt bên trong để thuận tiện cho việc tìm kiếm và hạn chế lãng phí thực phẩm.

Khu chứa thực phẩm
Khu chứa thực phẩm

Khu vực nấu nướng

Bếp nấu nên được đặt ở vị trí trung tâm và dễ dàng tiếp cận từ các khu vực khác. Đảm bảo có đủ không gian xung quanh bếp để di chuyển và làm việc an toàn. Các thiết bị phụ trợ như quạt hút khói và kệ để đồ nên được lắp đặt hợp lý để tăng cường hiệu quả nấu nướng.

Khu vực bếp nấu

Khu vực bồn rửa

Chậu rửa nên được đặt gần khu vực nấu nướng và khu vực chuẩn bị thực phẩm để tiện lợi trong việc rửa và dọn dẹp. Đảm bảo có không gian đủ lớn để rửa bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng.

khu chậu rửa
khu chậu rửa

Khu vực chuẩn bị thực phẩm

Ngoài các công dụng chính thì bàn đảo cũng được coi như một khu vực để sơ chế và chuẩn bị thực phẩm nên được bố trí gần khu vực nấu nướng để tiện lợi trong việc chuẩn bị thực phẩm.

Bàn đảo chuẩn bị thực phẩm

Một số lưu ý khi bố trí công năng của bếp

Khoảng cách

Giữ khoảng cách đủ rộng giữa các khu vực là yếu tố then chốt trong thiết kế phòng bếp để đảm bảo sự lưu thông thuận tiện. Khi có không gian thoải mái giữa bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh, bạn sẽ dễ dàng di chuyển và thực hiện các công việc nấu nướng mà không gặp phải sự cản trở.

Khoảng cách giữa các khu vực trong bếp
Khoảng cách giữa các khu vực trong bếp

Đảm bảo không gian có đủ ánh sáng

Đảm bảo bếp có đủ ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, đồng thời lắp đặt hệ thống thông gió hiệu quả để loại bỏ khói và mùi thức ăn.

Phòng bếp có đủ ảnh sáng
Phòng bếp có đủ ảnh sáng

An toàn

Đảm bảo các thiết bị bếp như bếp nấu và lò nướng được lắp đặt ở vị trí an toàn và không gây cản trở cho người sử dụng. Đặt các thiết bị điện và ổ cắm ở vị trí dễ tiếp cận nhưng không gần các khu vực ẩm ướt.

Đảm bảo an toàn
Đảm bảo an toàn

Sử dụng các phụ kiện thông minh

Sử dụng các phụ kiện thông minh như giá bát nâng hạ, thùng gạo âm tủ, thùng rác âm tủ…. Các phụ kiện này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức cũng như tối ưu hóa không gian và giữ cho căn bếp của bạn gọn gàng hơn

Phụ kiện thông minh
Giá bát nâng hạ thông minh

Việc bố trí công năng phòng bếp không chỉ là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiện nghi và hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày. Một không gian bếp được thiết kế hợp lý, tối ưu hóa các khu vực làm việc và lưu trữ, sẽ mang đến sự thoải mái và tiết kiệm thời gian cho mọi gia đình.

Đánh giá : 4.9/ 5 (860 bình chọn)
star
star
star
star
star

Liên Hệ Tư Vấn

Trống họ và tên.
Trống số điện thoại.
Email không được trống.
Email không đúng định dạng.
Trống nội dung liên hệ.