𝘕𝘰̛𝘪 𝘺́ 𝘵𝘶̛𝘰̛̉𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘩𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̛̣𝘤
Trong bối cảnh ngày càng khan hiếm các nguồn vật liệu tự nhiên thì tủ bếp gỗ công nghiệp nổi lên như một giải pháp thay thế hoàn hảo. Sản phẩm này, cân bằng giữa chất lượng và giá cả. Dù được chế tạo từ gỗ công nghiệp, các mẫu tủ bếp vẫn đảm bảo được độ thẩm mỹ cao. Hôm nay, Gác Mái sẽ giúp bạn một cái nhìn tổng quan về tủ bếp nhựa công nghiệp.
Tủ bếp gỗ công nghiệp là mẫu tủ bếp được thiết kế từ cốt gỗ công nghiệp. Loại tủ này được làm từ gỗ công nghiệp, sử dụng keo đặc biệt để ép các mảnh gỗ thành khối thống nhất chắc chắn. Bề mặt tủ được phủ bằng Melamine, Acrylic, sơn phủ, sơn bệt hoặc Veneer, giúp bảo vệ lõi gỗ khỏi ẩm, nước, trầy xước và mang đến nhiều màu sắc đẹp mắt, phù hợp với mọi không gian nội thất.
Gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 2 phần đó là: cốt gỗ và bề mặt phủ
Từ những mảnh gỗ tự nhiên, con người đã khéo léo biến hóa thành vật liệu gỗ MDF. Gỗ MDF được tạo ra từ các loại gỗ vụn, nhánh cây. Sau khi được đập nhỏ và nghiền nát thành những sợi gỗ cellulose mịn. Những sợi gỗ này sau đó sẽ được đưa vào bồn để loại bỏ tạp chất và khoáng chất. Tiếp theo, chúng được trộn đều với keo và các chất kết dính chuyên dụng. Trải qua quá trình nén chặt dưới áp suất cao để tạo thành những tấm ván MDF hoàn chỉnh.
Kích thước tiêu chuẩn của gỗ MDF là 1200x2400mm. Độ dày đa dạng từ 2.3mm đến 25mm. Đáp ứng nhu cầu sử dụng phong phú cho nhiều hạng mục công trình khác nhau.
Gỗ MDF được biến tấu thành ba “chiến binh” ưu việt: MDF thường, MDF chống ẩm, MDF chống cháy
Dù không sở hữu khả năng chống ẩm hay chống cháy vượt trội như 2 người anh của mình nhưng gỗ MDF thông thường vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thông thường trong điều kiện độ ẩm trung bình.
Sở hữu mức giá “vừa túi tiền”, MDF thường phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, góp phần hiện thực hóa ý tưởng nội thất của bạn.
Gỗ MDF chống ẩm – cái tên đã cho thấy điểm khác biệt của so với người anh em MDF thường. Nổi bật với lõi xanh đặc trưng. Loại gỗ này sở hữu khả năng chống thấm, chống ẩm vượt trội, cùng độ co giãn đàn hồi ấn tượng, sẵn sàng chinh phục mọi môi trường ẩm ướt, khắc nghiệt.
Tuy nhiên MDF chống ẩm có giá thành cao hơn so với MDF thông thường. Với những gì nó mang lại, MDF chống ẩm xứng đáng là khoản đầu tư thông minh.
MDF chống cháy – “chiến binh” dũng mãnh chống lại hỏa hoạn. Mang trong mình lớp áo màu đỏ đặc trưng. MDF chống cháy sở hữu khả năng chống cháy ưu việt nhờ vào thành phần phụ gia đặc biệt: thạch cao và xi măng. Nhờ vậy, vật liệu này sở hữu những điểm nổi bật như: khả năng chống cháy lan và hạn chế khói độc
Vì nguyên liệu chính của MDF là gỗ, nên vẫn sẽ cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt và nguồn lửa lớn trong thời gian dài.
Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng trong sản xuất nội thất. Ra đời từ những năm 70 của thế kỷ 20, gỗ MFC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Tính ứng dụng cao và những đặc tính vượt trội.
Tạo thành từ cốt gỗ dăm hoặc ván ép phủ bề mặt bằng nhựa Melamine. Gỗ MFC sở hữu độ bền cao, khả năng chống trầy xước, chống mối mọt hiệu quả.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 300 nhà máy sản xuất gỗ MFC, tập trung chủ yếu ở Malaysia và Đức. Ước tính hàng năm có hàng trăm nghìn m3 gỗ MFC được sản xuất và tiêu thụ trên toàn cầu.
Gỗ HDF nổi lên như một “ngôi sao sáng” mang đến cho người dùng những trải nghiệm hoàn toàn mới.
HDF là loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ 80-85% sợi gỗ tự nhiên kết hợp cùng keo kết dính và phụ gia. Nhờ quy trình sản xuất hiện đại, các sợi gỗ được nén chặt dưới áp lực cao, tạo nên cấu trúc chắc chắn với mật độ trung bình từ 800 – 1040 kg/m3. Đây chính là “bí quyết” mang đến cho gỗ HDF khả năng chống ẩm, chống mối mọt và chịu lực vượt trội so với các loại gỗ khác.
Đối với các dòng ván công nghiệp HDF, các bạn sẽ không thể lựa chọn thi công bằng cách tạo hình hay uốn cong. Các sợi bột gỗ kết dính với nhau bởi keo kết dính nên sẽ khó gọt dũa mềm mại. Có tạo hình tỉ mỉ như các loại gỗ tự nhiên. Gỗ HDF có mức giá cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp thông thường khác.
Plywood, là vật liệu được tạo nên từ những tấm gỗ mỏng được ép lại với nhau. Nhờ cấu trúc đa tầng, nên sở hữu khả năng chịu lực uốn, nén và kéo tốt hơn hẳn so với gỗ MFC hay MDF.
Có bề mặt phẳng mịn, ít sần sùi, tạo nên sự sang trọng và tinh tế cho sản phẩm. Mỗi lớp gỗ mỏng trong Plywood mang theo những đường vân gỗ độc đáo, tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên cho không gian. Tuy nhiên, chúng có thể bị cong vênh, mối mọt.
Gỗ CDF là loại vật liệu gỗ công nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Đáp ứng hoàn hảo cho các sản phẩm nội thất đòi hỏi tính chịu nước, chịu ẩm cao.
Đặc điểm nổi bật của gỗ CDF là lõi đen đặc trưng. Mang lại tính thẩm mỹ cao khi cắt trang trí, đồng thời gia tăng khả năng chống ẩm, chống nước hiệu quả.
Đây là loại vật liệu mới nổi với nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại gỗ truyền thống. Được làm từ nhựa PVC, WPB có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn chống nước. Nhờ vậy, WPB được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế tủ bếp, vách trang trí…
Đây không chỉ là một loại vật liệu, mà còn là bản hòa ca của sắc màu, mang đến sức sống cho không gian nội thất của bạn. Bề mặt nhựa tổng hợp có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem. Phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF).
Tấm gỗ hoàn thiện với độ dày tiêu chuẩn 18mm hoặc 25mm, sở hữu kích thước phổ thông 1220 x 2440mm hoặc 1830 x 2440mm. Linh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế.
Hẳn rẳng, đây không chỉ là vật liệu, mà còn là nghệ sĩ thổi hồn cho không gian nhà bạn. Với mảng màu đa dạng, từ vân gỗ tự nhiên ấm áp đến những gam màu trơn trẻ trung, hiện đại, đáp ứng mọi sở thích và phong cách.
Lớp phủ Melamine mịn màng, sáng bóng, dễ dàng lau chùi, chống trầy xước và chịu nhiệt tốt, đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian. Có giá thành rẻ hơn đáng kể, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.
Laminate, hay còn gọi là vật liệu phủ bề mặt, một loại nhựa tổng hợp cao cấp được ưa chuộng trong thiết kế nội thất. Mang vẻ đẹp sang trọng và độ bền vượt trội. Khác với Melamine, Laminate sở hữu độ dày ấn tượng từ 0.5 đến 1mm, phổ biến nhất là 0.7mm và 0.8mm. Laminate mang đến khả năng chống trầy xước, chịu va đập và tác động ngoại lực tốt hơn hẳn.
Như một tấm áo choàng kiều diễm khoác lên bề mặt vật liệu, lớp phủ acrylic mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cùng khả năng bảo vệ vượt trội. Acrylic – tinh hoa từ nhựa tổng hợp PMMA – được phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp hoặc các vật liệu khác, tạo nên lớp màng cứng cáp và bền bỉ.
Tuy nhiên, acrylic cũng có một điểm lưu ý nhỏ “sợ” nhiệt độ cao. Cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt quá mức để giữ cho lớp phủ luôn bền đẹp.
Veneer là vật liệu được tạo ra từ những lát gỗ tự nhiên mỏng được cắt theo phương pháp ly tâm. Độ dày của mỗi lát dao động từ 0.3mm đến 0.6mm, kích thước phổ biến là 180mm x 240mm. Sau khi được phơi và sấy khô, Veneer sẵn sàng cho việc sử dụng
Điểm trừ loại lớp phủ này không có chống thấm nước nên cần cân nhắc khi lựa chọn
Tủ bếp gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì cũng có một số nhược điểm nhất định. Bạn hãy cân nhắc trước khi quyết định mua.
Có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của khách hàng. Nhờ tính linh hoạt của vật liệu, sẽ dễ dàng tạo ra những đường nét tinh tế, hoa văn cầu kỳ mà gỗ tự nhiên khó có thể thực hiện được.
So với tủ bếp gỗ tự nhiên, tủ bếp gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Đây là một ưu điểm lớn giúp tủ bếp gỗ công nghiệp trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng.
Tủ bếp gỗ công nghiệp được sản xuất từ những nguyên liệu đã được xử lý qua quy trình nghiêm ngặt, nên có khả năng chống cong vênh, co ngót tốt hơn so với tủ bếp gỗ tự nhiên. Nhờ vậy, sẽ có độ bền cao và ít bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường.
Tủ bếp gỗ công nghiệp được ‘‘tẩm sấy’’ kỹ lưỡng, nên có khả năng kháng mối mọt tốt hơn so với tủ bếp gỗ tự nhiên.
Tủ bếp gỗ công nghiệp có thể bị ngấm nước nếu tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài. Do đó, bạn cần lưu ý lau chùi và vệ sinh tủ bếp thường xuyên để tránh tình trạng này xảy ra.
Tủ bếp gỗ công nghiệp có khả năng chịu lực kém hơn so với tủ bếp gỗ tự nhiên. Vì vậy, bạn cần cẩn thận trong quá trình sử dụng, tránh va đập mạnh vào tủ bếp.
Do tính chất của phôi gỗ công nghiệp, nên tủ bếp gỗ công nghiệp khó có thể chạm trổ những đường nét tinh xảo, hoa văn cầu kỳ như tủ bếp gỗ tự nhiên.
BẢNG GIÁ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP LÕI XANH CHỐNG ẨM | ||
Chất liệu | Tủ bếp trên (Đơn giá vnd/m2) | Tủ bếp dưới (Đơn giá vnd/m2) |
Tủ bếp Acrylic | 3,450,000 | 3,750,000 |
Tủ bếp Melamine + Sơn | 2,530,000 | 2,950,000 |
Tủ bếp Melamine | 2,300,000 | 2,600,000 |
Nguồn: Tham khảo
BẢNG GIÁ TỦ BẾP GỖ CÔNG NGHIỆP AN CƯỜNG LÕI XANH CHỐNG ẨM | ||||
SP | Kích thước | ĐVT | MDF | |
An Cường | Acrylic An Cường | |||
Tủ Bếp Trên | Sâu 350 x cao 800 | md | 2,700,000 | 4,100,000 |
Tủ Bếp Dưới | 600 x 900 | md | 2,900,000 | 4,400,000 |
Nguồn: Tham khảo
Qua bài viết ta thấy, đây là một lựa chọn thông minh tiện nghi, hiện đại và tiết kiệm chi phí. Với nhiều ưu điểm nổi bật tủ bếp này đang dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn cho gia đình mình một bộ tủ bếp ưng ý nhất.
Liên Hệ Tư Vấn